Top 5 cặp đấu thù địch nhất cấp độ đội tuyển
Làng túc cầu chứng kiến rất nhiều trận derby nảy lưa giữa các CLB nhưng cũng không ít đội tuyển quốc gia có mối thâm thù với nhau xuyên suốt lịch sử
Pháp-Ý
BÓNG ĐÁ SỐ
- Top 5 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại trong lịch sử La Liga
- Top 5 cầu thủ bóng đá được tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào năm 2023
- Top 5 cầu thủ có khả năng dứt điểm bằng chân không thuận tốt nhất thế giới hiện nay (tháng 12-2023)
- Top 5 tiền đạo xuất sắc nhất thế giới năm 2023
- Top 5 cầu thủ có nhiều pha kiến tạo nhất ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu từ đầu mùa giải 2023-24 đến nay
Hai đội là 2 nước láng giềng với nhau và đại chiến này có thể chia thành 2 giai đoạn. Ý chưa bao giờ thua Pháp trước năm 1982 và đã giành được 3 World Cup trong khoảng thời gian đó. Kể từ năm 1982 khi có siêu sao Michael Platini, Les Blues đã chiếm thế thượng phong và giành chiến thắng đầu tiên tại vòng loại World Cup khu vực châu Âu năm 1998. Đỉnh điểm phải kể đến 2 trận chung kết, Chung kết 2000 Euro, trái tim người Ý đã tan nát bởi bàn thắng vàng của David Trezeguet, thì tới chung kết World Cup 2006, người Pháp ôm hận trong loạt sút penalty khi đội trưởng Zinedine Zidane dính thẻ đỏ từ cú húc đầu tai tiếng trong hiệp phụ. Trận đấu cuối cùng của họ là tại Euro 2008, Ý thắng trận 2-0 và đá giăng Pháp bị loại ngay từ vòng bảng.
Đức-Ý
Cả 2 là 2 đội tuyển giàu thành tích nhất châu Âu với cùng 4 chức vô địch World Cup nhưng Đức nhỉnh hơn với 3 lần đăng quang Euro còn người Italia mới 1 lần. Hai đội đã tạo nên trận cầu siêu kinh điển của lịch sử World Cup khi tuyển Italia thắng 4-3 ( có đến 5 bàn thắng ghi trong hiệp phụ ), chung cuộc Italia giành quyền vào chung kết 1970 trước khi thua Brazil. Hầu như người Ý đều bắt nạt được Đức ở các giải đấu lớn khi họ thắng trong trận chung kết World Cup 1982 tại Tây Ban Nha để có lần lên ngôi World Cup thứ 3 và trận bán kết World Cup 2006 và Euro 2012.
Ả Rập Xê Út – Iran
Nguyên do chính là 2 nước thuộc 2 dòng người Hồi giáo xung khắc nhau, trong khi Iran là vùng đất của người Hồi giáo Shia, thì Ả Rập Xê Út chủ yếu là người Sunni, với sự căng thẳng về chính trị cũng lan rộng ra sân bóng. Họ đã chạm trán nhau 15 lần kể từ năm 1975, mà không bao giờ có 1 trận giao hữu. Iran chiếm ưu thế hơn với 5 chiến thắng còn Ả Rập Xê Út cũng có 4 thắng lợi. Sự xung đột còn lan sang đấu trường CLB khi các câu lạc bộ của Ả Rập Saudi từ chối chơi tại Iran ở AFC Champions League 2016.
Đức – Hà Lan
Người Hà Lan đã ghê tởm người Đức vì chiếm đất của họ trong Thế chiến thứ hai. Và mối thâm thù bắt đầu từ trận chung kết World Cup năm 1974 trên đất Tây Đức, Tây Đức đã chiến thắng tuyển Hà Lan với thánh Johan Cryuff cùng lối chơi tấn công tổng lực lưu danh muôn đời. Hà Lan đòi nợ thành công khi đá văng Đức tại bán kết Euro 1988 trên sân nhà của mình và sau đó cũng giành chức vô địch. Sự cố nổi tiếng nhất là tại World Cup 1990 ở trận tứ kết, Frank Rijkaard của Hà Lan đã nhổ tóc của Rudi Voller bên phía Đức, dẫn đến việc cả hai bị đuổi khỏi sân. Tuy nhiên, Đức đã đánh bại Hà Lan và cuối cùng lên ngôi vô địch thế giới. Hai bên đã gặp nhau 40 lần và người Đức chiếm ưu thế với 15 chiến thắng còn Hà Lan là 10 lần.
Argentina-Brazil
Còn được gọi là Superclásico, với 107 trận đấu, 2 gã khổng lồ Nam Mỹ đã chạm trán nhau kể từ năm 1914. Từ trận chung kết Copa America năm 1937, nơi đội tuyển Brazil bỏ cuộc vì sợ cho sự an toàn của họ đến World Cup 1978 khi Argentina thắng Brazil và lên ngôi vô địch World Cup lần đầu tiên ngay trên quê nhà. Và trận bán kết World Cup 1990, Brazil lại bị Argentina đánh bại và Chung kết Copa America năm 1991 được nhớ đến là một trận đấu cực kỳ quyết liệt khi có tới 5 cầu thủ bị đuổi. Brazil nhỉnh hơn với 44 chiến thắng so với 38 lần của Argentina. Trong trận đấu chính thức gần nhất vào tháng 11 năm 2016, Brazil đã đánh bại Argentina của Messi tới 3-0 trong Vòng loại WC 2018.