Bước vào mùa giải mới 2019, cùng với Xuân Trường, Công Phượng cũng có lần thứ 2 xuất ngoại khi chuyển sang Hàn Quốc chơi bóng cho Incheon United theo dạng cho mượn 1 năm.
Trước đó, Công Phượng từng có khoảng thời gian chơi cho Mito Hollyhock ở J.League 2 vào năm 2016. Nhưng khi đó, chân sút xứ Nghệ chưa để lại nhiều dấu ấn. Một phần điều này đến từ việc Phượng có quá ít cơ hội chơi cho đội 1, mặt khác ở thời điểm ấy, tài năng trẻ của bóng đá Việt Nam đang trong quá trình hồi phục chấn thương vai nên chưa đạt được thể trạng sung mãn nhất.
BÓNG ĐÁ SỐ
- Nhận định Liverpool vs Aston Villa 03h00 ngày 10/11
- Thị trường chuyển nhượng ngày 03/01/2024
- Bản tin bóng đá ngày 03/01/2024: Thầy trò HLV Mikel Arteta đang gặp khó khăn
- Thị trường chuyển nhượng ngày 02/01/2024
- Bản tin bóng đá ngày 02/01/2024: Jamie Carragher phân tích hạn chế của đoàn quân Mikel Arteta
Nhưng hiện tại, vị thế của Phượng đã được nâng tầm đáng kể. Từ một tài năng trẻ triển vọng, Phượng vươn lên trở thành trụ cột của HAGL cũng như quân bài chiến thuật quan trọng của ĐTQG Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo. Hiển nhiên Incheon cũng đã phải bỏ ra khá nhiều công sức để có được chữ ký của ngôi sao đội bóng phố Núi.
Vậy đâu sẽ là thuận lợi và thách thức dành cho Công Phượng tại Incheon United ?
Đầu tiên ở mặt lợi thế, cái đầu tiên phải nói đến chính là việc dù chưa sang Hàn Quốc những Công Phượng ít nhiều cũng đã có chút vốn kiến thức về môi trường bóng đá xứ Kim Chi, thông qua những người thân cận của mình.
Đó là Xuân Trường – người từng thi đấu cho chính Incheon cũng vào năm 2016, là ông Chung Hae-seong – cựu giám đốc kỹ thuật của HAGL, là những người đã và đang sát cánh trong màu áo đội bóng phố núi như trung vệ Kim Jin – Seo hay nay là tân đội phó Kim Bong-Jin. Và cuối cùng là HLV Park Hang Seo – người quan trọng nhất trong việc nâng tầm tư duy và phong cách chơi bóng của Công Phượng.
Việc được tiếp xúc hàng ngày với những con người ở trên phần nào đó khiến Công Phương có được những hình dung đầu tiên về môi trường bóng đá tại Hàn Quốc. Tiếp đó, sau thành công ở vòng chung kết Asian Cup 2019, bản thân tiền đạo 24 tuổi cũng rất thẳng thắn khi bày tỏ mong muốn được sang Hàn Quốc và Nhật Bản với báo giới. Như vậy, có thể thấy Công Phượng đã có sự chủ động trong việc chuẩn bị mọi thứ cho chuyến xuất ngoại lần 2 trong đời cầu thủ.
Kế đến, như đã nói ở ý trên, so với quãng thời gian ở Mito Hollyhock, Công Phượng đã có nhiều sự tiến bộ về kỹ năng chơi. Không chỉ là cây săn bàn số 1 của bóng đá Việt Nam trong năm 2018 cũng như nửa đầu 2019, Công Phượng còn thay đổi đáng kể tư duy chơi bóng dưới thời HLV Park Hang Seo. Phượng chơi bóng đồng đội, chịu khó phối hợp và di chuyển tạo khoảng trống hơn. Lối chơi này về lý thuyết sẽ khá phù hợp với Incheon United, đội bóng chủ trương lối chơi ít chạm và cực nhanh.
Mặt khác, tốc độ cũng là điểm mạnh của Công Phượng. Điều này cực kỳ cần thiết khi mà đa phần các trận đấu tại K.League có nhịp độ gấp gáp cùng tốc độ luân chuyển không thua kém so với Ngoại hạng Anh. Lối chơi của các đội K-League được thể hiện trong cách vận hành của tuyển Hàn Quốc hiện tại. Incheon United tất nhiên không nằm ngoài vòng xoay nói trên.
Xuân Trường đã từng gặp rất nhiều khó khăn tại Incheon khi thua thiệt khá nhiều về tốc độ so mặt bằng chung của K.League 1, nhưng Công Phượng hoàn toàn có thể làm tốt hơn người đồng đội của mình nếu được trao cơ hội.
Xét về cơ hội ra sân, mọi thứ có vẻ như đang diễn ra theo chiều hướng có lợi dành cho Công Phượng. Theo nhiều tài liệu được tổng hợp từ báo chí Hàn Quốc, tại Incheon mùa giải vừa qua, HLV trưởng Andersen thường xuyên thực hiện chiến lược xoay vòng cầu thủ. Mọi vị trí trên sân đều có thể bị thay thế, trừ bộ đôi ngoại binh Mugosa – Elía Anguilar và Moon Seon Min. Ở hàng tiền vệ, những nội binh Seok Jonghan, Ki Ko Seul, Jong Hwan Choi hay Jong Jin Park được sử dụng luân phiên. .
Incheon thường chuyển liên tục giữa sơ đồ 4-2-3-1 và 4-4-2 . Đây là phương án bất đắc dĩ bởi tuyến giữa của đội bóng này thiếu sức sáng tạo, không đủ ăn ý và nhuần nhuyễn để giúp Incheon chơi chủ động.
Sự bất ổn ở tuyến giữa khiến Incheon cạn kiệt ý tưởng tấn công. Đây cũng là lý do mà Incheon Công Phượng. Sự đa năng và lối chơi đột biến của cầu thủ sinh năm 1995 hứa hẹn mang lại luồng gió mới cho Incheon. Công Phượng có thể đá nhiều vị trí trên hàng tấn công và cung cấp cho Incheon nhiều phương án “tác chiến” hơn, thay vì phụ thuộc vào bộ đôi cầu thủ ngoại như mùa trước.
Tất nhiên, phía trước vẫn còn khá nhiều thách thức dành cho Công Phượng. Phượng có thể ra sân thường xuyên nhưng để chơi đúng vị trí yêu thích, anh phải cạnh tranh với Mugosa – người đã ghi tới 19 bàn cho Incheon hay Moon Seon Min – linh hồn trong lối chơi của đội bóng Hàn Quốc. Chắc chắn, đây là điều không hề dễ dàng với một tân binh.
Ngoài ra, dù là một đội bóng mang phong cách thi đấu công hiên nhưng thành thật mà nói, Incheon vẫn chỉ là một đội bóng có thực lực trung bình tại Hàn Quốc.
Trong những mùa giải gần đây, đội bóng của HLV Jorn Andersen thường xuyên phải chạy đua trụ hạng và chỉ chính thức ở lại K-League sau khi kết thúc loạt trận phân hạng.
Với lực lượng cũng không quá dày, mục tiêu của của Incheon tại mùa giải năm nay có lẽ cũng không nằm ngoài việc trụ hạng. HAGL mong muốn Incheon tạo điều kiện cho Phượng ra sân thường xuyên, nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về ban huấn luyện đội bóng Hàn Quốc. Incheon sẽ tạo điều kiện cho Phượng hòa nhập, nhưng áp lực thành tích sẽ không cho phép chàng trai quê Đô Lương có quá nhiều thời gian làm quen.
Dẫu sao, Công Phượng đã đi hành trình dài trên đường tìm kiếm sự thừa nhận, thử thách sắp tới ở Incheon là khó khăn nhưng chắc chắn không thể làm chùn bước quyết tâm vươn tới đỉnh cao của anh trong lần thứ 2 xuất ngoại.