Các CLB bóng đá khu vực Đông Nam Á sẽ có cơ hội tranh tài tại giải đấu mới
Giải đấu mới dành cho các CLB bóng đá tại Đông Nam Á sẽ có tên viết tắt là ACC và sẽ bắt đầu khởi tranh mùa đầu tiên vào năm 2020. Liên đoàn bóng đá Thái Lan sẽ đảm nhận việc vận hành giải đấu này vào năm 2020 theo sự chỉ định của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á.
Đây sẽ là cơ hội cho những CLB không có được sân chơi tại những giải đấu cấp cao hơn như những giải đấu vẫn thường được gọi là C1, C2 khu vực Châu Á. ACC 2020 sẽ có sự góp mặt của 12 đội bóng, chia làm 2 bảng. Trong đó, ở những quốc gia có nền bóng đá phát triển tốt hơn như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia sẽ có 2 CLB được góp mặt tại giải đấu này. Singapore và Myanmar sẽ có 2 suất trực tiếp cho mỗi quốc gia. Những quốc gia khác còn lại sẽ thi đấu play-off để tìm ra 2 CLB xuất sắc nhất góp mặt tại giải đấu.
BÓNG ĐÁ SỐ
- Nhận định Liverpool vs Aston Villa 03h00 ngày 10/11
- Thị trường chuyển nhượng ngày 03/01/2024
- Bản tin bóng đá ngày 03/01/2024: Thầy trò HLV Mikel Arteta đang gặp khó khăn
- Thị trường chuyển nhượng ngày 02/01/2024
- Bản tin bóng đá ngày 02/01/2024: Jamie Carragher phân tích hạn chế của đoàn quân Mikel Arteta
Mỗi CLB được đăng kí tối thiểu 25 cầu thủ và tối đa 30 cầu thủ. Trong đó có 3 cầu thủ nước ngoài, 1 ngoại binh Châu Á và còn lại sẽ là các cầu thủ Đông Nam Á. ACC Cup 2020 sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2020.
Hiện tại, Thái Lan đã chốt được 2 cái tên tham dự đội bóng. Về phía Việt Nam, Hà Nội FC sẽ là cái tên đầu tiên góp mặt tại giải đấu và đội bóng thứ 2 nhiều khả năng sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của VFF.
VAR sẽ được áp dụng tại VCK U23 Châu Á
VAR được gọi là công nghệ video hỗ trợ trọng tài trong thi đấu. Công nghệ này sẽ giúp các trọng tài có được sự quyết định chính xác hơn trong những tình huống bóng “nhạy cảm”. VAR đã được áp dụng vào rất nhiều giải đấu trên thế giới và lần này VCK U23 Châu Á 2020 sẽ chính thức áp dụng công nghệ này.
Đây không phải là lần đầu tiên ĐT Việt Nam thi đấu trong 1 giải đấu có áp dụng VAR. Trong nhiều tình huống phạt thẻ đỏ, phạt đền, công nhận bàn thắng hay không thì VAR can thiệp rất nhiều vào cục diện trận đấu. Điểm yếu mà công nghệ này mắc phải đó chính là trong những cuộc đối đầu mà có quá nhiều tình huống gây tranh cãi thì trận đấu lại bị can thiệp nhiều khiến cho các cầu thủ không giữ được mạch đấu.
“Bóng đá châu Á đã đạt đến trình độ thế giới. Chúng tôi quyết tâm đảm bảo rằng AFC sẽ tiếp tục ứng dụng những công nghệ hỗ trợ hiện đại nhất vào mọi mặt của quá trình phát triển bóng đá ở châu lục” – chủ tịch AFC Shaikh Salman bin Ebrahim Al Khalifa chia sẻ. (Theo nguồn tin từ Người lao động)
Với việc đưa ra quyết định sử dụng VAR ở toàn bộ 32 trận của giải đấu thì đây chính là giải đấu mang tầm cỡ Châu Á đầu tiên áp dụng VAR trong tất cả các trận đấu. Công nghệ VAR cho thấy sự chuyên nghiệp cũng như công bằng hơn cho cả 2 đội bóng khi trọng tài mặc dù sẽ theo dõi sự thi đấu của các cầu thủ nhưng cũng không thể bao quát được hết các tình huống diễn ra trên sân.
Tại VCK U23 Châu Á lần này, 3 đội bóng có thành tích tốt nhất sẽ cùng nước chủ nhà Olympic 2020 là Nhật Bản góp mặt tại Tokyo.